Vào ngày 27/3/2024, iPos.vn – một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các giải pháp phần mềm và phần cứng đã công bố “Báo cáo Thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023”. Theo đó, báo cáo này tiết lộ nhiều thông tin thú vị về hoạt động chi tiêu cho các dịch vụ F&B trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu những thông tin thú vị về thói quen đi cafe trong năm 2023 của người tiêu dùng nhé!
Thói quen đi cafe của người Việt bất chấp kinh tế khó khăn
iPos.vn đã làm một cuộc khảo sát ngẫu nhiên, với quy mô lớn trên 3.791 người tại 63 tỉnh thành, chủ yếu tại các tỉnh/thành phố như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Kết quả khá bất ngờ mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng người Việt vẫn sẵn lòng chi khá nhiều cho hoạt động cà phê bền ngoài. Với 42,6% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên ghé các quán cafe khoảng 1-2 lần/tháng. Đặc biệt, số lượng người đi cà phê bên ngoài với tần suất khoảng 1-2 lần/tuần cũng tăng cao so với năm 2022, chiếm 30,4% tổng số người tham gia khảo sát.
Trong nhóm khảo sát, có đến 6,1% người tham gia thừa nhận họ “đi cà phê” mỗi ngày. Đào sâu hơn tìm hiểu thì nhóm người này thường gặp gỡ đối tác hoặc khách hàng tại các quán cà phê gần địa điểm làm việc. Trong khi phần còn lại là sinh viên và nhóm những người làm việc tự do (freelancer).
Nếu xét theo tình trạng mối quan hệ, những người đang hẹn hò thường có tần suất đi cà phê khoảng 1-2 lần/tuần. Trong khi đó, nhóm người độc thân và người đã kết hôn thường chỉ đi cà phê 1-2 lần/tháng.
Mức chi trả cho mỗi ly cà phê cũng tăng cao
Không chỉ tăng số lần, người Việt cũng chi tiêu mạnh mẽ hơn cho mỗi lần gặp gỡ tại các quán cà phê. Theo đó, 59,5% người tham gia khảo sát cho biết họ sẵn lòng chi tối thiểu 41.000 VND cho một mỗi lần đi cafe, tặng nhẹ 1,5% so với năm 2022). Đây được xem như một sự tăng trưởng khá bất ngờ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn của năm 2023.
Bên cạnh đó, mức chi tiêu phổ biến nhất khoảng 41.000 – 70.000 VND/ly cà phê (chiếm khoảng 45,2% tổng số người tham gia khảo sát). Đây là mức giá phổ biến tại các thương hiệu cà phê tầm trung tại Việt Nam như: Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House,…
Đối với phân khúc cao cấp từ 70.000 VND/ly cà phê, tỷ lệ này chiếm khoảng 14,3% người tham gia khảo sát, gần như không thay đổi so với năm 2022. Đây là phân khúc có ít người tiêu dùng hơn với các thương hiệu lớn như: Starbucks, % Arabica Vietnam,…
Thói quen đặt đồ uống mang về còn thấp
Cũng trong báo cáo này, số người sẵn lòng chi trả từ 40.000 VND cho việc đặt đồ uống mang về chỉ chiếm 36,3% tổng số người tham gia khảo sát. Với mức giá khoảng 31.000 – 40.000 VND còn thấp hơn khi chỉ có 22,6% tổng số người tham gia khảo sát lựa chọn.
Đáng chú ý, chỉ có khoảng 25% số người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ hiếm khi hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ giao cà phê về nhà. Số liệu này cũng khá khác biệt giữa nam (31,7%) và nữ (20,6%). Thị trường giao đồ ăn trực tuyến ngày càng tiến gần tới giới hạn, tạo ra một cuộc đua cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn trong ngành.
Thu nhập ảnh hưởng đến thói quen đặt đồ uống
Theo khảo sát cho thấy, mức thu nhập ảnh hưởng rõ rệt đến thói quen đặt đồ uống. Nhóm người có thu nhập khoảng 11-20 triệu đồng sẵn sàng chi tiêu mạnh tay nhất cho phân khúc giá từ 41.000 VND trở lên, với 46% tổng số người tham gia khảo sát. Tương tự, đối với nhóm người có thu nhập từ 20 triệu, tỉ lệ này chiếm tới 53%.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ thông tin về báo cáo xu hướng người tiêu dùng đi cà phê trong năm 2023. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Báo cáo thị trường để cập nhật những nội dung mới nhất về lĩnh vực F&B!