Theo Healthline, rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa quan trọng cho chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù hầu hết những sản phẩm này đều có lợi cho sức khỏe, nhưng một số cái tên được đánh giá cao vì chứa nhiều dưỡng chất có ích hơn. Cùng Kamereo khám phá danh sách các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thêm vào chế độ ăn hàng tuần.
Table of Contents
Dưa leo
Dưa leo có hàm lượng nước cao, hỗ trợ giải khát, làm mát cơ thể và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đặc biệt, vitamin C trong trái cây này không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình sản xuất collagen.
Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa vitamin K, hỗ trợ quá trình đông máu cũng như giúp hình thành xương và răng chắc khỏe. Thực phẩm này cũng có hàm lượng Magie, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, Kali trong dưa leo giúp duy trì nhịp tim, huyết áp và chức năng thận.
Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, dưa leo còn cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, sắt, canxi, photpho,… tạo nên một nguồn dinh dưỡng đa dạng. Điều này làm cho loại rau củ quả này trở thành lựa chọn tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Bạn có thể thưởng thức dưa leo tươi hoặc chế biến thành các món ăn như: salad, nấu canh, xào,… Tuy nhiên, những người có cơ địa nhạy cảm nên thận trọng khi thêm dưa leo vào chế độ ăn vì có thể gây dị ứng và rối loạn tiêu hóa.
Cà rốt
Eat This, Not That – một trang hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ nhấn mạnh rằng người lớn nên tiêu thụ các loại rau màu đỏ và cam đều đặn, với lượng khoảng 5 cốc rưỡi mỗi tuần (1). Trong đó, cà rốt là nguồn cung cấp quan trọng của vitamin A dưới dạng carotenoid và vitamin C. Chất dinh dưỡng này có vai trò quan trọng trong duy trì thị lực, đồng thời đóng góp một phần trong việc bảo vệ sức khỏe của tim, phổi và các cơ quan khác.
Cà chua
Khi nhắc đến các loại rau củ quả màu cam đỏ thì không thể bỏ qua cà chua. Đây là loại trái cây nên được thưởng thức thường xuyên do chứa nhiều chất phytonutrient lycopene – một yếu tố liên quan đến việc bảo vệ tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Bên cạnh đó, việc nấu cà chua trong chảo gang là lựa chọn tốt để tối ưu hóa lợi ích của lycopene. Điều này không chỉ giúp tăng nồng độ lycopene mà còn làm tăng hàm lượng sắt trong món ăn.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là một loại rau đặc trưng thuộc họ đậu. Theo chuyên gia dinh dưỡng Gabrielle McPherson, thực phẩm này có một nguồn protein cao và cung cấp nhiều chất xơ. Một cốc đậu có hơn 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày và chứa 8g protein thực vật.
Ngoài ra, một cốc đậu hà lan cũng có khả năng cung cấp gần 100% lượng vitamin C, cũng như khoảng 10% lượng sắt, vitamin B6, magie và kali mà cơ thể cần hằng ngày. Điều này làm cho đậu Hà Lan trở thành một nguồn dinh dưỡng đa dạng và hữu ích trong chế độ ăn uống khoa học.
Củ cải đỏ
Củ cải đỏ hay còn được gọi là củ cải đường – một loại rau củ có màu sắc độc đáo. Loại củ này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào việc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mỗi chén củ cải đường cung cấp 4g chất xơ và hơn 10% lượng kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt, củ cải đỏ còn chứa betalain – một loại hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.
Ngoài ra, các vận động viên thường ăn các món ăn hoặc uống nước ép có củ cải đường như một biện pháp hỗ trợ tăng cường hiệu suất, nhờ vào hàm lượng nitrat cao. Thành phần này được chuyển đổi thành oxit nitric trong cơ thể, có thể hỗ trợ tăng lưu lượng máu và cải thiện sự linh hoạt của các mạch máu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một nguồn giàu glucosinolate và sulforaphane, có khả năng ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng mầm bông cải xanh có thể giảm mức độ bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tim.
Hơn nữa, 91g bông cải xanh thô có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm: 77% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) với vitamin K, 90% DV với vitamin C, cũng như một lượng đáng kể folate, mangan và kali. Điều này làm cho thực phẩm này trở nên quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe.
Tỏi
Tỏi chứa hợp chất allicin có khả năng hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu và sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ tỏi đóng vai trò trong việc giảm mức chất béo trung tính và cholesterol. Đặc biệt, allicin còn có tác động tích cực đối với các yếu tố rủi ro liên quan đến tim mạch như: huyết áp cao và chống ô nhiễm động mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của tỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào liều lượng, cách thức chế biến và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn muốn thay đổi chế độ ăn uống, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn hiệu quả.
Cải xoăn
Theo trang Healthline, cải xoăn nổi tiếng về hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa (2). Chỉ trong 21g cải xoăn, cơ thể có thể hấp thụ nhiều khoáng chất như: kali, canxi, đồng cùng vitamin A, B, C và K.
Đặc biệt, việc uống nước ép từ cải xoăn có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Những lợi ích này làm cho cải xoăn trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Măng tây
Măng tây là một thực phẩm vô cùng giàu vitamin và khoáng chất. Loại thực phẩm này là nguồn cung cấp selen, vitamin K, thiamine và riboflavin dồi dào.
Trong 90g thực phẩm này đã được nấu chín, bạn có thể nhận được folate bằng với 33% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV). Chất này là một loại vitamin B rất quan trọng trong giai đoạn mang thai để hỗ trợ sự phát triển của ống thần kinh của thai nhi. Vì vậy, việc đảm bảo cơ thể nhận đủ folate có thể đóng góp vào việc chống lại bệnh tật và hỗ trợ phòng ngừa dị tật ống thần kinh trong thai kỳ.
Khoai lang
Khoai lang là một loại củ vị ngọt, có chứa khoảng 4g chất xơ, 2g protein, cùng với một lượng đáng kể kali, mangan, vitamin B6 và C. Đặc biệt, loại củ này là nguồn cung beta carotene – một chất có thể được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Thực tế, một củ khoai lang có thể cung cấp đến 132% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) cho loại vitamin này.
Theo một đánh giá của Healthline dựa trên 23 kết quả nghiên cứu, việc tiêu thụ khoai lang có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mức cholesterol. Điều này làm cho khoai lang trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Nấm
Nấm có hàm lượng calo, chất béo và natri thấp, nhưng lại cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng và hợp chất có lợi cho sức khỏe. Theo đó, thực phẩm này chứa chất xơ, kali và nhiều loại vitamin B như: niacin (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2) và axit pantothenic (vitamin B5).
Chuyên gia Stark cho biết, khi nấm tiếp xúc với tia UV trong quá trình sinh trưởng, chúng trở thành nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, đóng góp vào quá trình hấp thụ canxi và hỗ trợ sức khỏe xương.
Ngoài ra, nấm còn chứa ergothioneine – một loại axit amin có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tất cả những điều này làm cho nấm trở thành một lựa chọn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại sữa chua được sử dụng phổ biến trên thị trường
- Top 10 Thực Phẩm Giàu Protein Giúp Tăng Cường Thể Lực
- Khám phá các loại Bơ tại Việt Nam với Kamereo
Trên đây các loại rau của quả giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên nên bổ sung trong khẩu phần ăn. Những loại thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của con người. Nếu bạn có nhu cầu mua rau củ quả tươi số lượng lớn cho mục đích kinh doanh hãy liên hệ với Kamereo qua hotline 0812 46 37 27 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tư vấn sản phẩm để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!